Mục lục
- 1 Đau đầu gối là gì ?
- 2 Nguyên nhân gây đau đầu gối
- 3 Biểu hiện của đau đầu gối là gì ?
- 4 Đâu đầu gối là dấu hiệu của bệnh gì ?
-
5 Cách trị đau đầu gối tại nhà dứt điểm
- 5.1 Những loại thuốc giúp giảm đau đầu gối
- 5.2 Lá cúc tần
- 5.3 Lá đu đủ và muối hột giúp chữa đau đầu gối
- 5.4 Trị đau đầu gối bằng Phèn chua và nghệ tươi
- 5.5 Hạt cải bẹ trắng và giấm chữa đau đầu gối
- 5.6 Chữa đau khớp gối bằng Cỏ lông bông và cỏ hôi
- 5.7 Lá mướp hương chữa đau đầu gối hiệu quả
- 5.8 Cách trị đau đầu gối tại nhà bằng Ngải cứu
- 5.9 Lá lốt giúp điều trị đau đầu gối
- 5.10 Trị viêm đau khớp gối nhờ Mễ nhân sống và đu đủ
- 6 Một số bài tập luyện tốt cho người bị đau khớp gối
- 7 Một số biện pháp phòng tránh đau khớp đầu gối
- 8 Chế độ dinh dưỡng cần thiết dành cho người bị đau khớp gối
Đau khớp gối chân hầu như trong đời ai cũng một lần mắc phải có thể là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau do tuổi già, mắc các bệnh về xương khớp hay do chấn thương thì những tổn thương mà nó gây ra cũng không hề dễ chịu gì đối với người bệnh.
Đau đầu gối là gì ?

Đau mỏi gối là tình trạng thường gặp ở nhiều người với mọi độ tuổi, đặc biệt là người già. Đây là một dấu hiệu lâm sàng của nhiều căn bệnh về xương khớp như:viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối…
Bạn có cảm giác cứ ngồi xuống đứng lên là cảm giác đau ở 1 bên khớp gối, đi lại nhức mỏi leo cầu thang rất đau, có cảm giác thiếu chất nhờn ở khớp, đầu gối thường kêu khục khục,…. khiến chúng ta gặp khó khăn và rất bất tiện trong việc sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây đau đầu gối

Từ thực tiễn ta thấy đau mỏi đầu gối xảy ra do rất nhiều nguyên nhân với tính chất nguy hiểm khác nhau. Trong đó bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
NGUYÊN NHÂN SINH LÝ
Lao động quá sức:
- Cơ thể của chúng ta chỉ có thể hoạt động ở một mức độ nhất định nào đó. Khi vượt ngưỡng này, các cơ quan trong đó có hệ xương khớp sẽ rệu rã, mệt mỏi. Tại khớp gối nơi phải hoạt động nhiều nhất và chịu sức ép lớn nhất trong cơ thể thì chắc chắn sẽ bị đau mỏi.
- Sau khi người bệnh hoàn thành công việc, những cơn đau nhức sẽ bắt đầu xuất hiện. Đa phần đau chỉ dừng lại ở mức âm ỉ nhưng kéo dài cả ngày. Nó có thể xảy ra ngay cả trong giấc ngủ vào ban đêm. Nếu ngày hôm sau người bệnh không giảm cường độ và mức độ mà vẫn tiếp tục lao động quá sức, cơn đau mỏi đầu gối sẽ tiến triển ngày một nặng.
Ít vận động:

- Trường hợp này rất phổ biến ở những người phải ngồi hoặc đứng nhiều như tài xế, dân văn phòng, công nhân làm việc theo dây chuyền. Khi đó, các khớp không có thời gian thư giãn, mạch máu và dây thần kinh mất đi sự đàn hồi, và hậu quả là gây ra những cơn đau mỏi gối triền miên.
Đau mỏi đầu gối trường hợp này cũng chỉ dừng lại ở mức nhẹ hoặc trung bình, vì là tính chất công việc nên khi làm một thời gian dài người bệnh cũng dần dần thích nghi. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho nhiều bệnh xương khớp hình thành và phát triển.
Chấn thương:
- Tại chỗ đau thường xuất hiện vết tụ máu hoặc các vết xước do chấn thương gây ra. Nếu bị trật khớp hay gẫy xương, người bệnh còn thấy sưng, đau dữ dội và phải nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ.
- Đây cũng là nguyên nhân khá thường gặp. Tuy nhiên nó ít khi gây ra đau lưng đi kèm mỏi gối mà chỉ xảy ra 1 trong 2 triệu chứng. Chấn thương ở đầu gối thì gây đau mỏi gối.

Hoạt động tình dục quá mức:
- Thường gây ra hiện tượng đau mỏi đầu gối sau khi quan hệ . Chúng ta cũng dễ gặp tình trạng này khi thực hiện những tư thế khó hoặc tư thế lạ trong cuộc yêu. Nam giới bị nhiều hơn nữ giới.
Với nguyên nhân đau mỏi đầu gối từ yếu tố sinh lý đa phần không gây nguy hiểm ngay tức thời nhưng lại tạo điều kiện cho nguyên nhân bệnh lý phát triển. Khi đó, người bệnh cần được đi khám và điều trị kịp thời.
NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ
Khi nói về triệu chứng đau mỏi gối, chúng ta thường nhắc đến một số bệnh lý về xương khớp và dây thần kinh như viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa hay thoái hóa xương khớp.
Thoái hóa xương khớp:
- Là bệnh của thời gian và tuổi tác, không cách nào tránh được.
- Bệnh làm tổn thương toàn bộ hệ xương khớp của con người, khiến nó mỏng, giòn, dễ gãy và khó lành hơn. Người bị thoái hóa xương khớp cũng thường xuyên phải đối mặt với những cơn nhức mỏi cơ thể.
Bệnh viêm khớp dạng thấp:
- Triệu chứng đầu tiên của bệnh thường xuất hiện ở khớp bàn tay và khớp gối, biểu hiện bằng những cơn co cứng vào buổi sáng. Khớp gối trong thời gian này cũng hay bị tê mỏi, đi lại hoặc vận động khó khăn. Một thời gian sau, cảm giác viêm khớp mới được nhận biết rõ hơn ở đốt sống lưng.
- Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng gặp nhiều nhất ở phụ nữ trung niên. Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn không thể chữa khỏi và rất khó phòng tránh.
Đau thần kinh tọa:
- Xảy ra khi rễ dây thần kinh ở cột sống bị chèn ép. Đây cũng là một bệnh lý khá phố biến ở người trung tuổi.
- Bệnh thường gây ra những cơn đau nhức bắt đầu ở vùng thắt lưng, sau đó lan xuống hông và một bên chân. Tùy vào vị trí tổn thương của dây thần kinh mà người bệnh có thể thấy đau mặt ngoài đùi, đau đầu gối hoặc đau lan xuống tận bàn chân
Biểu hiện của đau đầu gối là gì ?

- Các khớp gối kêu lục cục, răng rắc; đau nhức, tê mỏi
- Căng cứng khớp buổi sáng, sưng đau các khớp
- Nóng vùng đầu gối
Đâu đầu gối là dấu hiệu của bệnh gì ?
Có rất nhiều bệnh lý có khả năng làm bệnh nhân thấy đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống, đó đều là những bệnh liên quan đến xương khớp, có thể kể đến như sau:
Bệnh thoái hóa khớp gối:
là tình trạng mất cân bằng sinh học và cơ học dẫn đến tổn thương nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn, từ đây sinh ra các phản ứng sưng, viêm, giảm thiểu dịch khớp gối. Chính tình trạng này gây ra cảm giác đau đớn khi bệnh nhân vận động khớp gối: đứng lên đau, ngồi xuống đau, đi lại đau…
Bệnh viêm khớp gối:
là tình trạng viêm xảy ra ở các mô quanh khớp gối, với các biểu hiện chính là sưng, nóng, đỏ, đau ở vị trị khớp gối. Hiện tượng này gây ra đau đớn cho bệnh nhân bất kể khi có hoặc không vận động.
Bệnh tràn dịch khớp gối:

là hiện tượng dịch khớp tràn ra khỏi ngoài ổ khớp gây viêm, sưng một bên đầu gối. Hiện tượng này thường gặp khi khơp gối bị va đập chấn thương. Tràn dịch khớp gối làm bệnh nhân khó khăn khi co duỗi, vận động bất kể là đứng lên hay ngồi xuống.
Bệnh khô khớp gối:
là hiện tượng giảm tiết dịch khớp gối, trái ngược với tình trạng tràn dịch khớp gối. Khi dịch khớp bị thiếu hụt, khớp gối không được bôi trơn làm các động tác như co, duỗi khớp sẽ không được trơn tru, đứng lên ngồi xuống sẽ có thể gặp cảm giác đau. Bệnh thường mắc kèm với thoái hóa khớp gối.
Bệnh Gout:
là sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Các tinh thể axit uric sắc nhọn lắng đọng lại ở các khớp gây nên tình trạng sưng, đau tại các khớp. Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay.
Cách trị đau đầu gối tại nhà dứt điểm

Bên trên chúng ta vừa chỉ ra một vài nguyên nhân phổ biến gây đau khớp gối, mọi người nên tham khảo bởi việc chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp việc điều trị bệnh đạt được kết quả tốt hơn.
Những loại thuốc giúp giảm đau đầu gối
Thông thường khi bị đau ở một bộ phận nào đó trên cơ thể, điều đầu tiên người bệnh nghĩ đến chính là dùng thuốc giảm đau. Các loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin… bạn đều có thể dễ dàng mua mà không cần kê đơn của bác sĩ. Tuy nhiên việc dùng thuốc giảm đau chỉ mang tính chất tạm thời, giúp giảm thiểu triệu chứng lúc đó, mà không có khả năng chữa trị triệt để.
Hơn nữa lạm dụng thuốc tân dược trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe bệnh nhân, nguy cơ gây viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày là khá cao.
Vì vậy một vài phương pháp làm dịu nhẹ cơn đau khớp gối hiệu quả mà an toàn tại nhà sau đây mà không cần dùng tân dược, bất cứ ai cũng có thể bắt tay vào thực hiện. Các bí quyết này được ông cha ta truyền lại từ hàng ngàn đời nay, được kiểm chứng bởi hàng ngàn người , bạn hoàn toàn có thể tham khảo và làm theo:
Lá cúc tần

Lấy một nắm lá cúc tần và giã nát, rồi dùng vải mỏng lọc lấy nước uống hàng ngày khi bụng trống rỗng có thể hỗ trợ giảm đau đầu gối.
Lá đu đủ và muối hột giúp chữa đau đầu gối
Giảm đau khớp gối nhanh chóng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa lá đu đủ và muối trắng
- Chuẩn bị: 1 lá đu đủ tươi và muối hột lượng vừa đủ.
- Cách làm: Hãy cho muối hột vào trong chảo để rang cho nóng, sau đó cho vào trong một miếng vải sạch, túm lại. Bạn dùng lá đu đủ tươi lót lên vùng khớp gối bị sưng đau, rồi đặt miếng vải có bọc muối hột đã rang nóng đắp lên phía trên.
- Để như vậy cho tới khi nào muối hết nóng thì lại rang tiếp. Nên thực hiện cách chữa bệnh đau đầu gối này vài lần trong ngày để việc giảm đau đạt hiệu quả tốt nhất.
Trị đau đầu gối bằng Phèn chua và nghệ tươi

- Chuẩn bị: phèn chua, 1 củ nghệ tươi
- Cách làm: Cho phèn chua và nghệ tươi và cối giã cho nát. Sau đó sử dụng miếng vải sạch để bó toàn bộ hỗn hợp này đắp vào vị trí đầu gối bị sưng đau. Ngày thực hiện vài lần.
Hạt cải bẹ trắng và giấm chữa đau đầu gối
Các hoạt chất có trong hạt cải bẹ trắng có khả năng giảm đau, giảm sưng viêm rất hay. Thầy thuốc Đông y đã sử dụng hạt cải bẹ trắng dùng xoa bóp giúp điều trị sưng đau khớp đầu gối do chấn thương cực nhanh và cực hiệu nghiệm mà bạn không nên bỏ qua.
- Chuẩn bị: hạt cải bẹ trắng, giấm
- Cách làm: Cho hạt cải bẹ trắng đã được giã nát, sau đó trộn cùng với giấm. Bạn để ngâm hỗn hợp này trong 1 ngày rồi lấy ra sử dụng. Mỗi lần lấy hỗn hợp trên xoa bóp trực tiếp vào vị trí khớp gối đang bị đau. Ngày khoảng 3-4 lần. Chỉ cần thường xuyên thực hiện sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
Chữa đau khớp gối bằng Cỏ lông bông và cỏ hôi
- Chuẩn bị: cỏ hội, cỏ lông bông, muối trắng
- Cách làm: Hai loại cỏ này đem rửa sạch, sau đó cho vào cối giã cùng với muối. Tiếp đến bó vào đầu gối, lấy miếng vải sạch, mỏng, quấn chặt. Tốt hơn hết bạn nên để qua đêm. Hãy thực hiện cách này trong vòng 3 đêm liên tục bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Lá mướp hương chữa đau đầu gối hiệu quả

Trong dân gian thường truyền tai nhau về tác dụng của lá mướp hương trong việc giảm sưng, đau do bệnh đau đầu gối, chúng ta có thể làm theo như sau:
- Chuẩn bị: lá mướp hương, muối trắng
- Cách làm: cho lá mướp hương rửa sạch vào cối giã cùng với chút muối trắng hạt to. Giã nát rồi đắp hỗn hợp này lên vùng khớp gối sưng đau, xoa bóp nhẹ nhàng trong 15-30 phút. Ngày 2 lần. Liên tục trong 1 tuần để thấy được kết quả rõ rệt.
Cách trị đau đầu gối tại nhà bằng Ngải cứu
Bí quyết này được không ít các chuyên gia bác sĩ về xương khớp đánh giá cao, bởi công dụng giảm đau trị xương khớp khá hiệu quả mà nó mang lại. Trong lá ngải cứu có chứa chất giảm đau tự nhiên kết hợp cùng với hơi nóng của muối sẽ thẩm thấu vào xương khớp và làm giảm cơn đau nhanh chóng.
- Chuẩn bị: 40g muối hạt to, 100g lá ngải cứu tươi
- Cách làm: Cho 2 nguyên liệu này vào chảo rang nóng trong 5-10 phút rồi lấy ra bọc vào miếng vải mỏng sạch, đắp vào khu vực khớp bị đau, thực hiện liên tục trong 1 tuần, bệnh sẽ giảm hẳn.
Lá lốt giúp điều trị đau đầu gối
Theo YHCT lá lốt là cây thuốc quý có tác dụng trị phong thấp, phù thũng, giảm đau rất tốt.
Để chữa đau lưng, đau sưng khớp gối hay bàn chân bị tê buốt. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị:
- Rễ lá lốt tươi, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước mỗi loại 50g. Sao vàng, sắc; chia uống 3 lần trong ngày.
Để chữa phong thấp, đau nhức xương khớp:
- Chuẩn bị: rễ lá lốt, dây chìa vôi, cỏ xước, hoàng lực, độc lực, đơn gối hạc, hạt xích hoa xà – mỗi vị 12g. Sắc uống.
Trị viêm đau khớp gối nhờ Mễ nhân sống và đu đủ

- Chuẩn bị: 30g mễ nhấn sống, 30g đu đủ
- Cách làm: Đem nguyên liệu rửa sạch, đu đủ thái miếng nhỏ rồi cho toàn bộ vào trong nồi, đun cùng với 1 bát nước, đun từ từ với lửa nhỏ. Đun đến khi nào thấy mễ nhân chín thì cho thêm chút đường trắng và tắt bếp.
- Chỉ cần sử dụng bài thuốc này trong một thời gian là chứng đau đầu gối, đau lưng, nhức mỏi xương khớp sẽ được tiêu tan.
Bên trên là những mẹo đơn giản giúp đẩy lùi cơn đau khớp gối được nhanh chóng, hiệu quả mà an toàn, người bệnh nên biết, ghi chép lại bởi chắc chắn sẽ có lúc cần dùng tới.
Tuy nhiên những bí quyết đơn giản này chỉ có tác dụng với trường hợp cơn đau mới phát tác.
Còn với những trường hợp bệnh để lâu, những cơn đau khớp gối là do thoái hóa hoặc do chấn thương bên trong, chúng ta cần có biện pháp đặc trị phục hồi chức năng khớp gối, tái tạo lại phần sụn khớp bị thoái hóa bên trong mới mang lại được kết quả tốt nhất.
Một số bài tập luyện tốt cho người bị đau khớp gối
- Một trong những cách tốt nhất để giảm đau và cứng khớp là tập thể dục.
- Người bệnh nên tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng giúp giảm đau viêm khớp gối như: kéo dài và tăng cường, tập thể dục bê nâng cao, aerobic, đi bộ và bơi lội…
- Dù theo một khóa học thể dục hay các môn thể dục hay không thì người bệnh cũng nên khởi động trước khi vào bài tập tránh khớp hoạt động mạnh đột ngột.
Một số biện pháp phòng tránh đau khớp đầu gối
- Giảm tải cho khớp: Tránh gập gối vì tư thế này tạo lực kéo với khớp, khiến quá trình thoái hóa xảy ra nhanh hơn. Khi khớp xuất hiện tiếng kêu “lục khục” là khớp đã báo hiệu tình trạng “đuối sức” cần giảm ngay các công việc nặng nhọc hoặc vận động nhiều.
-
Đối với những người cao tuổi: do xương khớp không còn chắc như hồi trẻ nên tập các bài tập liên quan đến vận động gân cơ không chịu lực như: đạp xe đạp tại chỗ, bơi lội , tập thái cực quyền. Nên khởi động kỹ trước khi chơi thể thao để khí huyết được lưu thông, không nên tập quá sức, lắng nghe cơ thể , giảm cân nhờ dinh dưỡng. - Duy trì cân nặng ổn định: Trọng lượng tăng lên sẽ làm tăng áp lực cho khớp nói chung và khớp gối nói riêng. Chính vì vậy, để bảo vệ khớp gối của mình, bạn nên giữ cân nặng bình thường không quá béo phì sẽ dẫn tới nguy hiểm tới khớp gối.
Chế độ dinh dưỡng cần thiết dành cho người bị đau khớp gối

- Người bị đau khớp gối nên thường xuyên ăn các thực phẩm như: đậu tương, hoa quả, cá và dầu cá.
- Theo các chuyên gia: Người bị đau khớp gối không nên ăn các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao. Các loại thức ăn như: thịt, gluten trong lúa mì và sữa. Những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao dễ làm bạn tăng cân, thịt đỏ là tác nhân có ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm khớp.
- Đặc biệt, người bệnh cũng nên hạn chế ăn các loại thức ăn như: thịt chó, canh cua, chuối tiêu, các loại cà … Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người bị bệnh liên quan đến khớp thì nên kiêng hẳn thuốc lá.
Để điều trị đau đầu gối một cách hiệu quả thì người bệnh nên sử dụng Viên Xương Khớp Xuân Điều một bài thuốc đông y chuyên điều trị các bệnh lí xương khớp đặc biệt là bệnh đau đầu gối .
Để tìm hiểu chi tiết về bài thuốc đông y này thì bạn có thể xem tại link dưới