Mục lục
- 1 Đau khớp cổ chân là gì ?
- 2 Nguyên nhân gây đau nhức khớp cổ chân
- 3 Biểu hiện triệu chứng của đau khớp cổ chân
- 4 Tác hại của đau khớp cổ chân
- 5 Cách xoa bóp chữa viêm khớp cổ chân hiệu quả
- 6 Cách chữa viêm khớp cổ chân tại nhà
-
7 Những bài thuốc chữa viêm khớp cổ chân bằng thuốc Nam
- 7.1 Cách chữa viêm khớp cổ chân bằng mật ong và bột quế
- 7.2 Cách chữa viêm khớp cổ chân bằng tỏi ngâm rượu
- 7.3 1. Chữa viêm khớp cổ chân bằng thuốc nam dạng uống
- 7.4 Rễ cây mắc cỡ chữa viêm khớp cổ chân
- 7.5 Vị thuốc thiên nhiên điều trị viêm khớp cổ chân từ lá lốt
- 7.6 Chữa viêm khớp cổ chân bằng thuốc nam dạng thoa ngoài da
- 8 Chế độ nghỉ ngơi khi điều trị đau khớp cổ chân
Đau khớp cổ chân là gì ?

Đau nhức khớp cổ chân là hiện tượng xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng thường gặp nhất ở những người trung nhiên, cao tuổi. Cơn đau gây khó chịu ở mắt cá chân dần dần tiến triển xấu hơn làm hạn chế các chuyển động, đi lại khập khiễng, nặng hơn khiến cho người bệnh không thể tự đi lại mà phải nhờ sự hỗ trợ của người thân hay phải dùng xe lăn.
Nguyên nhân gây đau nhức khớp cổ chân

Hiện các chuyên gia vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm khớp cổ chân. Tuy nhiên, không loại trừ các nguyên nhân sau đây:
Thoái hóa khớp cổ chân
Thoái hóa khớp là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều căn bệnh xương khớp, trong đó có viêm khớp cổ chân. Trong bệnh lý thoái hóa khớp, sụn khớp và xương dưới sụn bị phá hủy làm biến đổi cấu trúc và có thể gây viêm khớp, khiến bệnh nhân bị sưng đau khớp…
Chấn thương cổ chân gây viêm khớp cổ chân
Chấn thương cổ chân thường gặp ở những người hay chơi thể thao hoặc vận động viên bóng chuyền, bóng rổ, quần vợt, điền kinh, cầu thủ bóng đá hay diễn viên múa…
Những đối tượng này thường hay bị các chấn thương ở cổ chân như bong gân, trật khớp, gãy xương thường xuyên và liên tục là nguyên nhân khiến khớp cổ chân dần bị suy yếu, mất cân bằng giữa khớp và dây chằng và dễ bị nhiễm trùng, gây viêm. Nếu người già bị chấn thương cổ chân do té ngã thì tình trạng thương tổn càng trở nên trầm trọng hơn.
Do các bệnh lý hoặc dị dạng ở xương khớp
Các bệnh viêm khớp mãn tính như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng gút… có thể gây ảnh hưởng và gây viêm khớp cổ chân. Ngoài ra, các dị dạng khớp bẩm sinh hay mắc bệnh lý làm thay đổi hình thái khớp xương cũng có thể dẫn đến viêm khớp.
Các nguyên nhân khác gây viêm khớp cổ chân
Người bị béo phì hay người thường xuyên lao động nặng cũng có thể bị viêm khớp cổ chân do khiến khớp chịu nhiều áp lực và bị quá tải. Các yếu tố di truyền hay vấn đề về chuyển hóa như bệnh tiểu đường cũng làm thúc đẩy quá trình viêm khớp.
Biểu hiện triệu chứng của đau khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân thường khiến bệnh nhân bị đau nhức ở vùng khớp cổ chân, có thể là đau ở một hoặc cả hai khớp, gây vướng víu, kém linh hoạt khi vận động.
Cơn đau nhói có thể xuất hiện đột ngột hoặc khi người bệnh cố gắng vận động khớp, ấn mạnh vào khớp đau hay va đập vào khớp đau. Mức độ của các cơn đau khớp cũng dao động từ nhẹ đến nặng, tăng mạnh khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Nhiều trường hợp xuất hiện các phản ứng viêm như sưng, nóng, đỏ ở khớp cổ chân hay nghiêm trọng hơn là tình trạng tràn dịch khớp cổ chân gây đau suốt ngày suốt đêm. Bệnh viêm khớp cổ chân kéo dài sẽ làm giảm biên độ hoạt động của khớp cổ chân, dẫn đến teo cơ, biến dạng xương khiến người bệnh mất khả năng vận động.
Tác hại của đau khớp cổ chân

Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, có hiện tượng sưng đỏ và khi ấn vào mắt cá chân, vùng xung quanh khớp cổ chân sẽ cảm thấy đau, nhất là khi cử động, di chuyển sẽ thấy đau nhiều hơn. Mức độ đau tăng dần từ nhẹ đến nặng, tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.
Sở dĩ người bệnh cảm thấy khó chịu, đau khớp cổ chân mỗi khi đi đứng, chạy nhảy là khi sụn khớp bị thoái hóa, hai đầu xương không còn được bảo vệ sẽ cọ sát vào nhau gây đau đớn khi cử động.
Đồng thời do sự tổn thương của xương dưới sụn hậu quả có thể hình thành các gai xương, các gai này sẽ va chạm với vào đầu xương còn lại hoặc chèn ép rễ dây thần kinh gây đau nhức.
Các cơn đau này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày, hạn chế hoạt động của khớp cổ chân như đi lại, chạy nhảy và nếu kéo dài thời gian có thể gây teo cơ, làm biến dạng xương khớp, người bệnh mất dần khả năng vận động, gây tàn phế.
Cách xoa bóp chữa viêm khớp cổ chân hiệu quả

Người bị viêm khớp cổ chân có thể sử dụng khăn lạnh hoặc túi chườm lạnh để chườm lên khớp cổ chân, sau đó lại chườm nóng để giảm đau nhức. Khi thấy khớp cổ chân bị cứng, bệnh nhân nên tập co duỗi khớp và nhờ người thực hiện phương pháp xoa bóp chữa viêm khớp cổ chân sau đây:
Bước 1: Điều chỉnh tư thế
Người bệnh nằm ngửa, co chân bị đau với tư thế thoải mái nhất.
Bước 2: Xoa và day quanh cổ chân để chữa viêm khớp cổ chân
Dùng ngón tay day thành những vòng tròn nhỏ liên tục hõm trước cổ chân, mắt cá trong và ngoài. Chú ý lực day từ nhẹ đến mạnh, thực hiện day từ trên xuống dưới để giúp huyết mạch được lưu thông tốt.
Bước 3: Day ấn huyệt quanh cổ chân bị viêm
Dùng tay day ấn từ nhẹ đến mạnh các huyệt sau đây khoảng 1 phút:
– Huyệt Giải khê: nằm trên nếp gấp khớp cổ chân, chổ lõm giữa hai gân cơ khi người bệnh vểnh hai bàn chân lên.
– Huyệt Côn lôn: nằm ở chổ lõm giữa điểm cao nhất của mắt cá ngoài và bờ sau gân gót.
– Huyệt Thái khê: nằm ở chỗ lõm giữ điểm cao nhất của mắt cá trong và bờ sau gân gót.
Bước 4: Xoa day điểm đau do viêm cổ chân
Xác định điểm đau nhất rồi dùng ngón tay cái xoa day từ nhẹ đến mạnh và kêu bệnh nhân nhẹ nhàng cử động cổ chân
Bước 5: Vận động khớp cổ chân chữa viêm khớp cổ chân
– Quay cổ chân: Cho bệnh nhân nằm ngửa, người thực hiện đứng gần cẳng chân bệnh nhân, một tay giữ gót chân người bệnh còn tay kia nắm phía đầu bàn chân. Sau đó quay cổ chân người bệnh từ 2-3 lần rồi đẩy bàn chân vào ống chân , co tối đa. Cuối cùng duỗi bàn chân đến cực độ.
– Lắc cổ chân: Người thực hiện đứng phía dưới, dùng hai tay ôm lấy cổ chân người bệnh, hai ngón cái để trên mắt cá trong và ngoài. Dùng gốc bàn tay đẩy đưa gót chân người bệnh vào trong và ra ngoài từ 2-3 lần.
– Kéo giãn cổ chân: Cho bệnh nhân nằm thẳng, người thực hiện đứng bên cạnh. Một tay giữ gót chân người bệnh, tay còn lại nắm bàn chân, cùng lúc kéo hai tay về phía dưới để cổ chân dãn ra. Kéo vài lần như vậy rồi đổi bên nếu bệnh nhân bị đau cả hai chân.
Trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và theo dõi cụ thể, kết hợp điều trị với thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và các bài tập nâng cao độ dẻo dai của cổ chân.
Cách chữa viêm khớp cổ chân tại nhà
Khi mắc bệnh viêm khớp cổ chân người bệnh sẽ thường xuyên bị hành hạ bởi những cơn đau nhức nhối, dai dẳng, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, chạy nhảy của người bệnh. Nếu không có hướng điều trị viêm khớp cổ chân kịp thời thì bệnh sẽ biến chuyển nặng và dễ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Vì thế, người bệnh cần quan sát, sớm nhận biết bệnh ngay từ giai đoạn khởi phát và có hướng điều trị bệnh ngay tại nhà. Cụ thể:
– Ngay từ thời gian đầu, khi thấy xuất hiện các cơn đau ở vùng cổ chân các bạn nên sử dụng túi chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm nhanh cơn đau. Mỗi lần chườm trong khoảng 15 đến 20 phút, cho đến khi cảm thấy cơn đau thuyên giảm.

– Buổi tối trước khi đi ngủ, người bệnh cần ngâm chân vào nước ấm pha muối cùng một vài lát gừng. Ngâm trong khoảng 30 phút. Cách chữa viêm khớp cổ chân này không những làm giảm dần cơn đau mà còn giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
– Đối với những người bệnh quá bận rộn, không thể thường xuyên chườm nóng – lạnh hoặc ngâm nước ấm thì hãy tận dụng thời gian để xoa bóp, làm nóng vùng cổ chân. Có thể sử dụng dầu nóng, gel thoa hoặc kem deefheat,..
Những bài thuốc chữa viêm khớp cổ chân bằng thuốc Nam
Ở giai đoạn khởi phát của bệnh viêm khớp cổ chân, bạn có thể cải thiện các triệu chứng bệnh nhờ các bài thuốc điều trị viêm khớp cổ chân có thành phần thảo dược tự nhiên sau đây:
Cách chữa viêm khớp cổ chân bằng mật ong và bột quế
Nguyên liệu:
– 1 muống mật ong
– 1 muỗng bột quế

Cách thực hiện:
– Trộn đều 1 thìa mật ong và 1 thìa bột quế để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
– Sau đó cho thêm nước ấm để thành hỗn hợp nhuyễn, dễ sử dụng hơn.
– Áp dụng uống bài thuốc này vào 2 buổi mỗi ngày, sáng sớm khi thức dậy và 60 phút trước khi đi ngủ buổi tối. Thực hiện đều đặn để thấy các cơn đau nhức thuyên giảm dần.
Cách chữa viêm khớp cổ chân bằng tỏi ngâm rượu
Nguyên liệu:
– Tỏi trắng đã bóc vỏ: 40 gram
– Rượu trắng: 100ml

Cách thực hiện:
– Cắt lát tỏi trắng. Sau đó ngâm vào 100ml rượu trắng.
– Thời gian ngâm thích hợp nhất là khoảng 10 ngày. Trong lúc ngâm chú ý thỉnh thoảng lắc đều bình rượu.
– Sau khi bình rượu chuyển dần từ màu trắng sang màu vàng thì có thể đưa ra sử dụng được.
– Uống rượu tỏi trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ buổi tối.
Trên đây là những cách chữa viêm khớp cổ chân khá đơn giản, không quá tốn kém. Các bạn có thể tham khảo để hỗ trợ thêm cho quá trình điều trị bệnh của bản thân.
1. Chữa viêm khớp cổ chân bằng thuốc nam dạng uống
Các nguyên liệu chữa viêm khớp cổ chân bằng thuốc nam rất dễ mua và dễ tìm
Rễ cây mắc cỡ chữa viêm khớp cổ chân
– Lấy 120g rễ mắc cỡ đã được rửa sạch, thái mỏng sau đó tẩm rượu rồi rang khô. Tiếp theo cho vào ấm sắc với 600ml nước đến khi còn lại 300ml thì chia ra uống 2-3 lần trong ngày. Dùng 4-5 ngày liên tục sẽ thấy hiệu quả. Ngoài ra, còn có thể nấu thành dạng cao lỏng để pha với rượi uống.
– Chuẩn bị mỗi loại 12g gồm rễ cây mắc cỡ, dây đau xương, kê huyết đằng, hy thiêm, thiên niên kiện, thổ phục linh, gai tầm xoọng, dây gắm, tục đoạn. Cho tất cả vào ấm sắc với nước đến khi còn lại phân nửa lượng nước so với ban đầu thì chia ra uống hết trong ngày.
– Dùng rễ cây mắc cỡ khô và rễ cây lá lốt khô (mỗi loại 15-20g) sắc uống hằng ngày. Bài thuốc này có thể dùng để ngâm chân 20-30 phút mỗi ngày, khi ngâm cho thêm ít muối vào nước thuốc.
Vị thuốc thiên nhiên điều trị viêm khớp cổ chân từ lá lốt
– Đem 5-10g lá lốt phơi khô hoặc 15-30g lá lốt tươi cho vào ấm sắc với 2 chén nước cho đến khi còn lại nửa chén thì uống sau bữa tối khi thuốc còn ấm, dùng liên tục 10 ngày.
– Chuẩn bị lá lốt, rễ cây bưởi bung, rễ cây vòi voi, rễ cây cỏ xước thái mỏng (mỗi loại 30g) sao vàng rồi bỏ vào ấm sắc với 600ml nước cho đến khi còn lại 200ml rồi chia thành 3 phần uống hết trong ngày, dùng liên tục 1 tuần.
– Cho 20g lá lốt, 16g gai tầm xoang và 12g thiên niên kiện sắc với 400ml nước đến khi còn lại 100ml thì uống hết trong ngày, dùng liên tục 1 tuần.
- Chữa viêm khớp cổ chân bằng cây chìa vôi
– Chuẩn bị mỗi loại 20g gồm dây chìa vòi, dền gai, lá lốt, tầm gửi, cỏ ngươi và 30g cỏ xước đem rửa sạch, phơi khô sau đó cho vào ấm sắc thuốc uống hàng ngày thay cho nước lọc
– Dùng 20g dây chìa vôi, 15g cây lá lốt nhổ liền cả rể, 15g dây đau xương. Sao vàng tất cả các nguyên liệu rồi sắc thành nước uống.
– Cho 20g dây chìa vôi, cành dâu 15g, bạch chỉ 10g, quế chi 10g vào ấm sắc nước uống. Mỗi ngày 1 thang.
Chữa viêm khớp cổ chân bằng thuốc nam dạng thoa ngoài da
– Lấy 1 củ gừng tươi không cần gọt vỏ rồi đập giập. Cho gừng vào nồi nấu với 1 lít rưỡi nước và 20g muối hạt trong 20 phút. Để nước gừng nguội bớt rồi ngâm chân từ 20-30 phút mỗi ngày.
– Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu đã rửa sạch rồi giã nát trộn với 1 muỗng muối hạt rồi rang khô. Sau đó cho thuốc bào 1 miếng vải mềm mỏng buộc lại rồi đắp lên khớp cổ chân.
Chữa viêm khớp cổ chân bằng thuốc nam còn có thể ngâm, đắp, xông
– Dùng 40-50g cây mắc cỡ, 40-50g lá lốt, 30-40g hoắc hương, 30-40g cây hy thiêm, 30-40 lá ngải cứu, 30-40g lá tía tô, 30-40g đơn tướng quân, 20g lá long não,15g quế chi cho vào nồi đun sôi cho đến khi có mùi thơm toả ra thì đem xông tắm 10-15 phút đến khi mồ hôi ra toàn thân. Mỗi ngày xông tắm 1 lần, thực hiện liên tục 2 tuần.
Hoa bảo vừa giới thiệu đến bạn những bài thuốc chữa viêm khớp cổ chân bằng thuốc nam khi bệnh ở giai đoạn khởi phát, với tác dụng ngăn chặn bệnh từ sớm, tránh kéo dài tình trạng bệnh. Với những bài thuốc trên, chắc hẳn các bạn đã phần nào nắm được nguyên liệu, liều lượng, cách thực hiện của các bài thuốc, hãy thực hiện điều trị khi còn chưa muộn nhé.
Chế độ nghỉ ngơi khi điều trị đau khớp cổ chân
Vì chưa có những am hiểu về xương khớp cùng các căn bệnh liên quan nên đa số người bệnh đều thắc mắc không biết bị đau cổ chân là dấu hiệu của bệnh gì? Và phải chăm sóc như thế nào để giảm thiểu các tác động do bệnh này mang lại?
Theo các chuyên gia, người bệnh khi mắc đau cổ chân nên:
– Nghỉ ngơi: Hạn chế vận động để cổ chân không phải chịu lực. Nếu buộc di chuyển, hãy dùng nạng hoặc gậy để hỗ trợ.
– Đá: Bạn nên bắt đầu bằng việc sử dụng các túi đá chườm lên cổ chân khoảng 20 phút mỗi lần. Thực hiện khoảng 3 đến 5 lần mỗi ngày. Lưu ý, nên áp dụng sau 3 ngày chấn thương. Nhìn chung, cách này chỉ có tác dụng làm giảm sưng, tê liệt cơn đau. Mỗi lần chườm nên cách nhau 90 phút.
– Ép: Hãy quấn băng chun quanh cổ chân đang bị thương. Không nên quấn quá chặt bởi như thế cổ chân bạn dễ bị đau hoặc chân dễ tê và chuyển sang màu xanh.
– Nâng: Trong thời gian rảnh, hãy giữ cho cổ chân cao hơn mức tim bằng một chống đầu gối. Nếu quá đau hãy dùng thuốc để kê toa để giảm thiểu tình trạng sưng, đau.
– Ngoài ra, khi cơn đau đã giảm bạn có thể tập luyện các bài tập xoay tròn nhẹ nhàng cho cổ chân. Những bài tập này sẽ giúp biên độ cử động cổ chân trở lại và giúp luyện tập cổ chân để giảm nguy cơ trấn thương trở lại.
– Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để các xương khớp được khỏe nhưng cũng nên lưu ý hạn chế các môn thể thao có thể gây tổn thương lên khớp cổ chân. Ngoài ra, bạn cũng nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân năng tránh trường hợp thừa cân hay béo phì, bổ sung thêm rau xanh và hoa quả vào khẩu phần ăn cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
– Điều chỉnh cân nặng ở mức hợp lí để tránh tăng áp lực lên khớp.
Ngoài các phương pháp điều trị đau khớp cổ chân ở trên thì bạn nên dùng thêm Viên Xương Khớp Xuân Điều do thần y Vũ Xuân Điều bào chế để giúp bệnh mau khỏi ..
