Mục lục
- 1 Đau nhức trong xương cánh tay là gì ?
- 2 Nguyên nhân gây ra chứng đau nhức trong xương cánh tay
- 3 Một số lưu ý trong sinh hoạt người bệnh nên biết để phòng tránh căn bệnh đau nhức trong xương khớp
- 4 Đau nhức trong xương ống cánh tay có nguy hiểm không?
- 5 Phòng tránh đau buốt xương cánh tay
- 6 Để phòng bệnh đau buốt xương cánh tay, bạn cần:
- 7 Các bài thuốc chữa đau cánh tay từ dân gian
Hoa bảo xin được giới thiệu tới bạn bài viết với nội dung chính là đau nhức trong xương cánh tay là bệnh gì ? .Hi vọng bài viết này phần nào giúp được bạn trong việc điều trị đau nhức trong xương cánh tay .
Đau nhức trong xương cánh tay là gì ?

Đau hay nhức buốt trong xương, đặc biệt là xương ống chân, cánh tay, cổ, vai gáy là một hiện tượng phổ biến ở nước ta, gây nên nhiều khó khăn, bất tiện cho người bệnh trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Vậy cảm giác nhức buốt trong xương là chứng bệnh gì? và do đâu ?
Nguyên nhân gây ra chứng đau nhức trong xương cánh tay

Thời tiết thay đổi liên tục biên độ tăng/ giảm nhiệt lớn (đặc biệt là khi trời chuyển lạnh đột ngột) có thể khiến xương khớp bị nhức mỏi. Điều này la do khi trời lạnh sẽ làm cho mạch máu tại các vùng da co lại, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các khớp, màng hoạt dịch và sụn khớp, làm xuất hiện cảm giác đau nhức.
– Loãng xương là một trong nguyên nhân gây đau nhức xương khớp, hay gặp ở người cao tuổi. Loãng xương có thể gây đau nhức các đầu xương, đau mỏi dọc theo các xương dài, đau nhức như châm kim khắp toàn thân, thường tăng về đêm. Người bệnh hay có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, ra nhiều mồ hôi, chuột rút.
– Thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì cũng hay gặp tình trạng đau nhức xương, tuy vậy phụ huynh và các em không nên quá lo lắng do đây được coi là dấu hiệu bình thường khi xương và sụn phát triển quá nhanh trong khi sự phát triển của cơ bắp không theo kịp tốc độ đó.
– Do cơ thể thiếu một số nguyên tố, khoáng chất cần thiết như canxi, kali, vitamin D, vitamin nhóm B … Trường hợp này hay gặp ở trẻ em, phụ nữ mang thai, những người thể lực kém, gầy yếu.
– Do dây thần kinh, mạch máu bị chèn ép khiến cho khí huyết bị ứ trệ, kém lưu thông.
– Các bệnh về rối loạn chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa đái tháo đường thường hay dẫn tới suy tĩnh mạch, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các cơ, các khớp, gây nên đau nhức xương khớp.
– Các bệnh lý liên quan tới cơ xương khớp như thoát vị đĩa đêm, viêm cơ, viêm xương, thoái hóa cột sống…
– Béo phì, thừa cân làm tăng áp lực đè lên xương khớp, khiến các khớp đau nhức.
– Tập thể dục hoặc chơi thể thao với cường độ cao nhưng thiếu sự khởi động kỹ càng sẽ có tác dụng ngược không tốt lên xương khớp, dễ dẫn tới chấn thương, chuột rút, đau nhức các khớp.
Một số lưu ý trong sinh hoạt người bệnh nên biết để phòng tránh căn bệnh đau nhức trong xương khớp

– Có một chế độ sinh hoạt, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý để các cơ, xương khớp được thư giãn, tránh làm việc quá sức, sai tư thế, mang vác vật nặng thường xuyên để giảm cơn đau.
– Trước khi chơi các môn thể thao, tập yoga hay aerobic, nên khởi động thật kỹ để tránh căng cơ, giãn cơ, bong gân, trật khớp… Nếu đã có các chấn thương về xương khớp nên tránh các môn thể thao có cường độ lớn hoặc rủi ro va chạm cao mà nên lựa chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội, chơi cầu lông…
– Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đầu đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D, các vitamin thuộc nhóm B, protein cùng các khoáng chất có lợi cho sự phát triển của xương khớp như Canxi, magie, sắt, photpho… Người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê hoặc thuốc lá.
– Khi thời tiết thay đổi, người bệnh cần mặc đủ ấm để tránh cơ thể bị lạnh.
Khi cảm thấy các cơn đau nhức trong xương khớp, tê mỏi (nhất là khi mới ngủ dậy), người bệnh có thể làm dịu cơn bằng cách thoa dầu (cao sao vàng, dầu gió …) rồi xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vị trí đau nhức.
Cách này sẽ giúp làm nóng khu vực đau nhức, các mạch máu có thể giãn ra, làm tăng lượng máu nuôi dưỡng xương khớp, bao hoạt dịch, giúp giãn gân cơ, giảm cơn đau nhức.
Đau nhức trong xương ống cánh tay có nguy hiểm không?

Để xác định chứng đau buốt xương cánh tay có nguy hiểm hay không, người bệnh cần phải đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và kiểm tra cụ thể.
Từ đó, bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ đưa ra kết luận về nguyên nhân gây đau, mức độ nguy hiểm cũng như phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mỗi người bệnh.
Trường hợp nặng, nguy hiểm, đau nhức kéo dài gây hạn chế cử động cánh tay và không thể điều trị nội khoa thì bác sĩ sẽ xem xét đến phương pháp phẫu thuật để khắc phục chức năng vận động cánh tay.
.
Phòng tránh đau buốt xương cánh tay
Đối với những cơn đau thông thường, người bệnh cần nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp xoa bóp, dán cao,chườm nóng, chườm lạnh,… để giảm đau.
Đối với những trường hợp nặng, ngoài vật lý trị liệu người bệnh có thể được sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc giãn cơ hay có thêm thuốc giúp tăng hấp thụ canxi…
Nếu điều trị bằng các cách trên không hiệu quả, bệnh vẫn diễn biến phức tạp thì sẽ được chỉ định phẫu thuật.
Để phòng bệnh đau buốt xương cánh tay, bạn cần:

Hạn chế làm những công việc nặng nhọc, thường xuyên như mang vác đồ nặng; tránh làm việc hay đứng ngồi, nằm sai tư thế trong thời gian dài.
Nên vận động nhẹ nhàng, tập thể thao với cường độ vừa phải, tốt cho hệ xương khớp như đi bộ, yoga, bơi…
Nên bổ sung các khoáng chất, vitamin, đặc biệt là canxi và vitamin B, các thực phẩm giàu omega3 trong thực đơn ăn uống thường ngày.
Đồng thời hạn chế ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, không uống rượu bia, hút thuốc lá.
Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là cánh tay vào mùa đông cũng rất cần thiết để phòng chứng đau nhức xương cánh tay.
Các bài thuốc chữa đau cánh tay từ dân gian
1. Chữa đau cánh tay từ lá lốt

Lấy 5 -10g lá lốt phơi khô, sắc với 2 chén nước còn nửa chén. Dùng để uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm và tốt nhất là sau bữa ăn tối.
Mỗi liệu trình sẽ điều 10 ngày. Đây là bài thuốc đau nhức xương khớp khi trời lạnh rất hiệu quả.
2. Chữa đau xương cánh tay từ mật ong và bột quế
Pha 2 muỗng mật ong và 1 muỗng bột quế vào ly nước nóng. Uống mỗi ngày 2 ly nước bột quế và mật ong (nên uống vào buổi sáng và tối)
Nếu áp dụng thường xuyên, ngay cả khi bạn bị viêm khớp mãn tính cũng có thể chữa khỏi.
3. Chữa đau cánh tay từ ngải cứu

Bạn rửa sạch lá ngải cứu, cho muối vào rồi đổ nước nóng lên. Sau đó sử dụng hỗn hợp ngải cứu đắp lên khớp. Đắp ngải cứu và muối ấm sẽ làm giảm cơn đau khớp và làm giảm sưng nhanh.
Với những người có nguy cơ bệnh đau khớp cao ( người lớn tuổi, béo phì, dân văn phòng,…) có thể áp dụng bài thuốc này để phòng bệnh.
4. Chữa đau cánh tay từ cây trinh nữ
Bạn lấy rễ cây trinh nữ, thái mỏng rồi tẩm rượu, sao cho thơm. Sử dụng khoảng 20 -30g rễ cây trinh nữ sắc với 400ml nước còn lại 100ml. Chia thuốc thành 2 lần uống/ngày.
Chữa đau nhức xương cánh tay bằng các phương pháp khác

Rau cần: Rau cần ta tươi giã nát vắt lấy nước, thêm đường trắng đun sôi, uống thay trà. Trà này trị chứng phong thấp, khớp tay chân sưng.
Bắp cải: Ép nước bắp cải sống, bã đắp vào chỗ khớp bị viêm, hoặc lá bắp cải hơ nóng áp lên chỗ viêm sưng rất công hiệu.
Đu đủ: Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g, hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài.
Trà xanh: có tác dụng làm giảm quá trình sưng viêm, nguyên nhân đầu tiên gây nên chứng viêm khớp mãn tính.
Nén lạnh
Nén lạnh là một trong những biện Nén lạnh là một trong những biện pháp để điều trị đau cánh tay tại nhà hiệu quả. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm tê mô ở vùng đau, giúp giảm đau nhanh. Điều này cũng làm giảm viêm + Đặt một số viên đá vào một chiếc khăn và quấn nó trong cánh tay của bạn.
+ Giữ khăn trong 15 phút.
+ Lặp lại phương pháp này hàng ngày liên tục trong vài ngày.
Nén nóng
Nén nóng có thể giúp chữa đau tay, nhức mỏi cánh tay tức thì. Phương pháp này chỉ có hiệu lực sau 48 giờ kể từ khi chấn thương xảy ra hoặc cơn đau bắt đầu xuất hiện.
+ Đổ đầy nước nóng và nhúng cánh tay vào trong 10-15 phút, có thể thêm ít muối Epsom
+ Làm phương pháp này hai lần một ngày.
Độ cao
Để giảm đau cánh tay, bạn có thể giữ cánh tay đang bị đau ở độ cao phù hợp để đảm bảo lưu thông máu trong vùng cánh tay và sẽ đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.
+ Sử dụng một hoặc hai chiếc gối dưới cánh tay của bạn bất cứ khi nào bạn đang nghỉ ngơi và ngủ.
+ Phương pháp này sẽ thúc đẩy lưu lượng máu đến vùng bị đau
Nghỉ ngơi

Dừng mọi hoạt động khi thấy cơn đau tay xuất hiện. Hãy cho cánh tay nghỉ ngơi, thả lỏng và thư giãn giúp sửa chữa tổn thương mô mềm xảy ra với tình trạng đau nhẹ.
+ Hãy đặt tay lên gối mềm để giảm đau và viêm.
+ Trong 72 giờ, để cánh tay nghỉ ngơi mà không làm bất kỳ hoạt động vất vả nào.
Massga
Xoa bóp là một phương pháp rất tốt để điều trị đau cánh tay. Nó sẽ giúp giải tỏa mọi căng thẳng, giảm chèn ép dây thần kinh tại vùng cánh tay bị đau.
+ Đun nóng một muỗng canh dầu mù tạt hoặc dầu dừa.
+ Chà dầu ấm lên vùng đau. Mát xa cánh tay nhẹ nhàng để cải thiện tuần hoàn máu.
+ Làm điều này nhiều lần trong một ngày.
Ngoài ra bạn cũng có thể nấu rễ cây trinh nữ thành dạng cao lỏng rồi pha với rượu để sử dụng dần.
Người bệnh cũng có thể tham khảo sản phẩm Viên Xương Khớp Xuân Điều của Thần Y Vũ Xuân Điều , được bào chế hoàn toàn từ thảo dược trên dây truyền máy móc hiện đại, với nhiều loại dược liệu quý như tỳ giải, cốt khí, tắc kè đá… Viên Xương Khớp Xuân Điều giúp bồi bổ can thận, giảm đau tự nhiên, có hiệu quả cao trong việc đẩy lùi chứng đau thần kinh tọa, ngăn chặn sự phát triển của bệnh, giúp người bệnh lấy lại được niềm vui sống.

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết ” điều trị đau xương cánh tay ” Nếu còn bất cứ thắc mắc nào trong việc chữa đau nhức cánh tay hãy để lại lời nhắn cho chúng tôi ở cạnh trang nhé !