Mục lục
Nếu bạn có biểu hiện đau xương cằm và xương cổ tay thì đừng bỏ qua điều này
Bệnh xương khớp là một trong những bệnh phổ biến hiện nay. Trước đây bệnh chỉ xảy với người cao tuổi nhưng hiện nay đã trẻ hóa, những người trẻ cũng có thế mắc bệnh đau nhức xương khớp. Bệnh đau nhức xương khớp có thể gặp ở các vùng khớp khác nhau: đau xương cằm, đau xương cổ tay, đau xương chân,…
Nếu bạn bị bệnh xương khớp hãy tìm hiểu thêm về các bệnh xương khớp khác
XEM THÊM:
- Sự thật về việc sử dụng hạt gấc chữa bệnh viêm xoang hiệu quả
- Đau đầu và câu chuyện chữa khỏi bệnh của một thầy giáo
- Mẹo chữa viêm xoang bằng nước muối hiệu quả bất ngờ
- Bật mí cách chữa viêm xoang mãn tính với các bài thuốc nam quen thuộc
- Tiết lộ 3 cách chữa viêm xoang bằng gừng vô cùng hiệu quả
I. Đau xương cằm

Đau xương cằm là chứng đau ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Do có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây đau nên điều quan trọng là người bệnh và thầy thuốc phải tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị hiệu quả.
Tôi đã chữa khỏi bệnh đau xương cằm như thế nào?
Nguyên nhân đau xương cằm
- Nguyên nhân thường gặp nhất là rối loạn khớp thái dương hàm.
- Tình trạng cơ, dây chằng, đĩa khớp và xương không hoạt động đều.
- Một số nguyên nhân khác thường gặp như hay cắn chặt răng, nhất là cắn quá chặt khi có cảm xúc mạnh hoặc bị stress; nghiến răng, kể cả nghiến răng lúc ngủ, khiến răng bị tổn hại.
- Bệnh viêm tủy xương và hoại tử xương ảnh hưởng đến xương và mô liên quan với cằm hoặc bệnh viêm khớp và viêm dây chằng cũng có thể dẫn tới đau xương cằm.
- Bệnh về răng, lợi, sâu răng, răng bị tổn hại, răng bị lệch, mất răng, áp- xe… cũng có thể là nguyên nhân gây đau nhức xương cằm.
- Nhức căng đầu, đau nửa đầu, đau do tổn hại dây thần kinh hoặc mạch máu, đau cơ, mệt mỏi, mất ngủ và đau do bệnh tâm thần cũng có thể khiến hàm và mặt bị đau.

Triệu chứng đau nhức xương cằm
Bệnh nhân có thể nhận thấy một số triệu chứng như nhức đầu, đau tai, ù tai, đau răng, chóng mặt, sốt, mặt sưng, cảm giác nóng, căng cằm và mặt, áp lực phía sau mắt, khớp và cơ hàm mặt căng, khó há miệng và càng đau nhiều hơn khi hàm cử động.
Vài triệu chứng khác có thể kèm theo tùy thuộc vào nguyên nhân gốc của chứng đau hàm nhưng ít phổ biến hơn. Cần được kịp thời xác định nguyên nhân và chữa trị sớm, không để bệnh quá nặng và tránh biến chứng về nha khoa, nhiễm trùng, đau mạn tính hoặc bệnh khác và có khi phải cần đến phẫu thuật.
II. Đau xương cổ tay
Đau xương cổ tay là gì?
Đau xương cổ tay là một dấu hiệu thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên. Bị đau xương cổ tay do các chấn thương khi té ngã, chơi thể thao có thể được chữa lành dễ dàng sau một thời gian ngắn nên không đáng lo ngại.

Tôi đã chữa khỏi bệnh đau xương cổ tay như thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến đau xương cổ tay
Đau xương cổ tay do sụn và xương dưới sụn bị tổn thương
Sụn và xương dưới sụn bị hư tổn là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng đau xương cổ tay. Tổn thương cùng lúc của bộ đôi này thường gặp ở bệnh lý thoái hóa khớp.
Giai đoạn đầu bệnh diễn tiến âm thầm, đến khi xuất hiện triệu chứng đau thì sụn khớp đã bị tổn thương, nứt vỡ và xương dưới sụn cũng bắt đầu có những phản ứng bất lợi, xơ hóa, khuyết xương hoặc mọc gai… gây đau nhức cho người bệnh. Thậm chí, nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ tàn phế.
Cách khắc phục
Khi bạn hoặc người thân trong gia đình thường xuyên bị đau xương cổ tay, không thể loại trừ nguy cơ thoái hóa khớp. Khi ấy, cần chủ động chăm sóc sụn và xương dưới ngay lập tức để các khớp xương sớm được phục hồi, hết đau nhức, trả lại sự linh hoạt cho xương cổ tay.
Tôi đã chữa khỏi bệnh đau xương cổ tay như thế nào?
Đau xương cổ tay bắt nguồn từ hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý ngày càng gia tăng trong cuộc sống hiện đại, thường gặp ở giới văn phòng. Nguyên nhân của bệnh này chủ yếu là do sử dụng máy tính.
Thao tác trên bàn phím và chuột máy tính thường xuyên gây ra căng thẳng bất thường và xuất hiện triệu chứng đau ở vùng khuỷu tay, vai, đặc biệt là đau cổ tay, có thể là đau xương cổ tay trái hoặc đau xương cổ tay phải.
Cách khắc phục:
Để khắc phục hội chứng ống cổ tay, người bệnh cần tránh các cử động lặp đi lặp lại nhiều lần của cổ tay và bàn tay. Những người thường xuyên làm việc với máy tính nên để bàn phím ngang tầm khuỷu tay hoặc thấp hơn một chút, có thể dùng miếng lót cổ tay khi đánh máy.
Người bệnh được khuyên nên dành thời gian nghỉ ngơi giữa giờ làm việc để cổ tay giảm áp lực. Chúng ta có thể tận dụng khoảng thời gian này để thực hiện bài thể dục thư giãn cổ tay theo cách chống bàn tay lên mặt phẳng bàn, tập gập căng cổ tay và giữ trong vài giây.

Dấu hiệu đau xương cổ tay
Đôi tay là bộ phận thường xuyên phải lao động nên không tránh khỏi va chạm, tổn thương ngoài ý muốn. Nếu đó chỉ là những cơn đau phần mềm, đau và sưng khớp cổ tay, đau tức thời trong vòng một hai ngày thì hầu như không có vấn đề gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu dưới đây thì hãy chú ý hơn:
Xương cổ tay đau kèm theo nhức trong thời gian dài, từ 1 tuần trở lên và các cơn đau không thuyên giảm theo thời gian, để càng lâu đau càng nặng.
Đau nhức xương cổ tay khiến cổ tay bên phải không thể vận động mạnh, chỉ chạm nhẹ hoặc cử động thông thường cũng có cảm giác vô cùng đau đớn.
– Có tiếng lục cục khi xoay cổ tay.
Những dấu hiện trên cho thấy xương cổ tay của bạn đang gặp vấn đề không thể xem thường, có thể đó là dấu hiệu viêm khớp cổ tay, thoái hoá khớp hoặc tổn thương gân cốt. .
Cách phòng tránh đau xương cổ tay

- Các bệnh lý xương khớp nói chung và đau cổ tay nói riêng hoàn toàn có thể dự phòng qua việc chăm sóc cho bộ đôi sụn và xương dưới sụn từ sớm.
- Nên duy trì một chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe xương khớp và tích cực vận động, đặc biệt là áp dụng những bài thể dục dành riêng cho cổ tay để củng cố sự chắc khỏe của sụn và xương dưới sụn.
- Vào mùa lạnh, cơ thể cần được giữ ấm, đặc biệt là vùng cổ tay, bàn tay để hạn chế tối đa những nguy cơ gây bệnh đau khớp cổ tay.
Tìm hiểu về Bài Thuốc Đông Y Hỗ Trợ Điều Trị Đau Nhức Xương Khớp tại đường link bên dưới